Thales (Ta-lét) sống trong khoảng thời gian từ năm 624 TCN– 546 TCN, ông sinh ra ở thành phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander (của Thổ Nhĩ Kỳ).
Tuổi thọ của ông không được biết một cách chính xác. Có hai nguồn: một nguồn cho là ông sống khoảng 90 tuổi, còn một nguồn khác cho là ông sống khoảng 80 tuổi.
Định lý Thales: Hai đường thẳng song song định ra trên hai đường thẳng giao nhau những đoạn thẳng tỷ lệ .
Thiên văn học:
Thales là người đầu tiên nghiên cứu về thiên văn học, hiểu biết về hiện tượng nhật thực diễn ra do mặt trăng che khuất mặt trời.
Ông cũng nghĩ ra phương pháp đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng
1. CUỘC ĐỜI
* Người Milê gốc.
* Được coi là một trong bảy nhà hiền triết thời bấy giờ, còn trong số họ ông là người đứng đầu.
Talet
Người ta kể lại rằng một hôm, người dân Hy Lạp quyết định tặng dây trói chân ngựa bằng vàng cho người sáng suốt nhất. Theo mệnh lệnh của nhà tiên tri, quà tặng được mang lại cho Talét, nhưng vì khiêm tốn nên ông đã nhường nó cho một người xứng đáng khác; người đó – cho người thứ ba, và chiếc dây được chuyển như vậy qua một vòng bẩy người, rốt cuộc lại quay về với Talét.
* Ông là người đầu tiên bắt đầu bàn luận về giới tự nhiên.
* Talét là người đầu tiên hiểu được rằng nhật thực diễn ra là do mặt trăng che khuất mặt trời, là người đầu tiên chứng minh được rằng đường kính chia đôi đường tròn; là người đầu tiên trình bày rằng trong mọi tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.
* Ông là người đầu tiên nghiên cứu thiên văn học và có thể tiên đoán được nhật thực (tiên đoán được nhật thực ngày 28 tháng 5 năm 585 tr.cn.).
* Ông đo được chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập dựa vào bóng của chúng.
*Sống cô độc và sợ hãi công việc nhà nước.
* Những cuốn sách do Talét viết:“Về cổng trời”;
“Về tác động ngang nhau”.
Tại Hy Lạp cổ, người ta gọi sách là một bộ phận của tác phẩm, lý giải một vấn đề hoàn chỉnh nào đó và được đựng trong một cái ống bằng cỏ chỉ riêng bịêt”.
* Sau khi xem các dấu hiệu trên bầu trời, ông phỏng đoán sẽ được hay mất mùa ôliu ở Milê. Biết chắc được mùa, Talét vay tiền, mua trước mọi cánh đồng ôliu ở Milê và sau khi thu hoạch, ông đã kiếm được một khoản lợi nhuận lớn.
2. SỐ PHẬN
Truyền thuyết còn lưu lại cho chúng ta các câu chuyện thú vị về Talét, cụ thể là câu chuyện với con la của ông: “Khi đi qua dòng sông và đang mang các túi muối trên lưng, con la ngẫu nhiên bị vấp ngã, rốt cuộc các túi muối bị thấm đầy nước. Sau khi nhận thấy rằng nhờ muối bị hoà tan, trọng tải của nó trở nên nhẹ hơn đáng kể, từ đó, mỗi khi gặp bất kỳ con suối nào, con la cũng lập tức đắm mình xuống cùng với đồ mang trên lưng; nó tiếp tục làm như vậy cho tới khi Talét phát hiện ra thói ranh mãnh của nó và ra lệnh chất đầy bông lên lưng kẻ ma lanh. Bị thất bại, con la không còn sử dụng mẹo vặt đó nữa.
Người ta kể lại rằng, người hầu già đã gọi ông ra khỏi nhà để ngắm sao, ông bị rơi xuống hố, đáp lại tiếng kêu cứu ầm ĩ của ông, người hầu nói: “Ôi Talét! Đã không đủ sức nhìn thấy cái ở dưới chân mà lại muốn hiểu biết cái ở trên trời ư?”
“Sống khác gì chết?” – người ta hỏi Talét.
“Không khác gì”
“Vậy khi đó tại sao ông lại không chết?”
“Vì, – Talét trả lời – không có gì khác nhau cả”.
+ Sisêrôn làm chứng:“Triết học bắt đầu từ Talét, ông là nhà triết học đầu tiên”.
Talét nói: “Trái đất bơi trong nước”; một đứa trẻ nói:“Trái đất bơi trong máu và 7 nghìn năm rồi!”
3. HỌC THUYẾT TALET
* Thượng đế có trước tất cả, vì Người không được sáng tạo ra.
* Nước là bản nguyên của mọi thứ.
* Đất nổi trên nước. Đất là bất động vì nó nổi, giống như cái cây hay bất kỳ vật nào khác.
* Mọi thứ đều chứa đầy thần linh.
* Mọi thứ đều sinh ra từ nước; thứ nhất, bản nguyên của mọi động vật là tinh dịch, mà tinh dịch lại ẩm ướt; thứ hai, mọi thực vật đều sống bằng nước và đâm hoa kết trái nhờ nước, sẽ khô héo nếu thiếu nước; thứ ba, bản thân ánh sáng của Mặt Trời và các thiên thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân vũ trụ.
* Đại dương là tổ tiên của mọi thứ.
* Thượng đế là cái không có cả sự bắt đầu lẫn sự kết thúc. Thượng đế là trí tuệ của vũ trụ, vũ trụ có linh hồn và đồng thời chứâ đầy các thần linh.
* Linh hồn thậm chí có ở cả các vật vô tri vô giác, để khẳng định điều đó, chỉ cần dựa vào nam châm và hổ phách
Chất nền cơ bản
Thales cần thiết lập một nguyên lý đầu tiên để từ đó mà làm việc, vì vậy ông đặt ra câu hỏi, “Chất liệu cơ bản của vũ trụ là gi?”. Ý tưởng cho rằng tất cả mọi thứ trong vũ trụ có thể được tinh giản (reduce) đến mức tận cùng (ultimately) với một chất duy nhất là lý thuyết của “nhất nguyên luận”, Thales và những người theo ông là những người đầu tiên đề xuất “nhất nguyên luận” trong triết học phương Tây.
Lý do Thales cho rằng các chất liệu cơ bản của vũ trụ phải là một cái gì đó mà trong đó tất cả mọi thứ khác có thể được hình thành, cũng như cần thiết cho cuộc sống và có khả năng chuyển động và do đó biến đổi. Ông nhận xét rằng nước rõ ràng là cần thiết để duy trì mọi dạng sống, nó di chuyển và thay đổi, mang các hình thức khác nhau - từ dạng lỏng đến rắn và hơi. Vì vậy, Thales kết luận rằng vạn vật, bất kể các đặc điểm rõ ràng của nó, phải có nước ở một số giai đoạn chuyển đổi.
Thales cũng lưu ý rằng tất cả các vùng đất rộng dường như đi đến một kết thúc tại mép nước. Từ điều này ông suy luận rằng toàn bộ đất phải được thả nổi trên một chiếc “giường” nước (bed of water), mà từ đó nó đã xuất hiện. Khi xảy ra bất cứ điều gì gây ra gợn sóng hoặc chấn động trong giường nước này, Thales cho rằng, chúng ta kinh nghiệm chúng như là động đất.
Tuy nhiên, sự thú vị trong chi tiết các giả thuyết của Thales là chúng [các giả thuyết này] không phải là lý do chính giải thích tại sao ông được xem là một nhân vật quan trọng trong lịch sử triết học. Tầm quan trọng thực sự của ông là ở chỗ ông là nhà tư tưởng đầu tiên được biết đến đã tìm kiếm trong tự nhiên câu trả lời hợp lý cho các câu hỏi cơ bản, chứ không gán cho các đối tượng và các sự kiện các ý tưởng bất chợt của các vị thần thất thường. Bằng cách làm như vậy, ông và các nhà triết học sau này của phái Milesia đặt nền móng cho khoa học tương lai và tư tưởng triết học xuyên suốt thế giới phương Tây.
Hình học
- Định lý Thales: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.[7]
- Góc chắn nửa đường tròn thì bằng một góc vuông.
- Đường kính chia đôi đường tròn thành hai phần bằng nhau.
- Hai góc đáy của tam giác cân thì bằng nhau.
- Hai tam giác nếu có hai cặp góc đối và cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau (trường hợp góc - cạnh - góc).
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Bình luận